Thứ Tư, 11 tháng 10, 2023

ĐỨC TIN, HI VỌNG, TÌNH YÊU - Hồng y Joseph Ratzinger - ĐGH Bênêđictô XVI

 



 

Thưa Hồng Y, có khi nào ngài cảm thấy sợ Chúa không?

 

Có lẽ nói sợ thì không đúng. Qua Đức Ki-tô ta biết Chúa là ai rồi. Ngài yêu ta. Ngài biết ta là người thế nào. Là xác thịt, là tro bụi. Vì thế Ngài chấp nhận cái yếu đuối của ta.

Nhưng tôi luôn có cái cảm giác nóng bỏng là không chu toàn ơn gọi của mình, không đáp ứng điều Chúa muốn, và đã không cho đi cái mình có thể cho và phải cho. 

 

Đã có lần nào Chúa phiền hà ngài hay đã có lúc nào ngài quyết định sai lầm?

 

Chúa không phải là người cảnh sát, mà cũng chẳng phải vị quan toà chỉ muốn phạt mình. Nhưng, vì đức tin và nhiệm vụ được trao, mỗi ngày tôi phải xét mình, xem đã làm gì phải hay không phải. Dĩ nhiên tôi cũng thấy có điều lầm lỗi. Chuyện đó đã có bí tích hoà giải.  

 

Người ta nói, người công giáo mang mặc cảm tội lỗi trước mặt Chúa.

 

Tôi tin rằng người công giáo, trước hết nói chung, có cảm nhận là được Chúa thứ tha.  Hãy xem nghệ thuật Ba-rốc hoặc Rô-cô-cô. Ở đó toát lên nét tươi vui thanh thoát. Không phải không có lí do mà người ta bảo dân các nước công giáo điển hình như Í-đại-lợi hay Tây-ban-nha đều có tâm hồn thanh thản.

 

Có lẽ cũng có những vùng Ki-tô giáo, mà vì lối giáo dục hoặc quan niệm lệch lạc, đã đề cao sự đe doạ và hình phạt, nhưng bản chất Ki-tô giáo không phải vậy. Theo tôi thấy, nói chung, những ai sống trong niềm tin của Giáo Hội, cuối cùng đều mang cảm nhận được cứu độ: Chúa không để mình hư mất! 

 

Thỉnh thoảng Chúa có dùng thứ ngôn từ thật cụ thể để nói với ta: „Được, cứ thế mà làm“. Hay: „Này dừng tay lại, đây là lời cảnh cáo cuối cùng!“ không?

 

Tiếng Chúa nhỏ nhẹ lắm. Nhưng Ngài cho ta nhiều dấu chỉ. Có thể khi nhìn lại, ta nhận ra dấu chỉ đó qua bạn hữu, qua một cuốn sách hay qua một thất bại, thậm chí một tai nạn.  Cuộc sống thật ra đầy những dấu chỉ âm thầm như thế. Với đầu óc tỉnh táo, từ từ ta nhận ra cái toàn thể từ các dấu chỉ đó, và ta bắt đầu cảm được Chúa đang dẫn dắt ta như thế nào. 

 

Ngài trò chuyện với Chúa một cách tự nhiên như khi gọi điện thoại?

 

Cũng có thể nói được như thế, trong mức độ nào đó. Tôi biết Ngài luôn có đó. Và Ngài dĩ nhiên biết tôi là ai, và tôi là người như thế nào. Nhất là khi tôi có nhu cầu muốn kêu Ngài tới, muốn tự thông báo và muốn thưa chuyện với Ngài. Tôi có thể trao đổi với Ngài những chuyện thật đơn giản, thật riêng tư, thật khó chịu cũng như điều lớn lao. Tôi gặp Ngài dễ dàng, suốt ngày luôn có thể nói chuyện với Ngài. 

 

Chúa luôn tỏ ra nghiêm nghị, hay Ngài cũng có khi hài hước?

 

Tôi tin rằng Ngài nhiều hài hước. Đôi khi Ngài đẩy nhẹ ta một cái và nhắc, này con, đừng coi trọng mình! Hài hước thực ra là một thành phần trong bức tranh tươi vui của thụ tạo. Nếu đế í, ta thấy Chúa nhiều lúc trong cuộc sống cũng muốn ta đừng quan trọng hoá vấn đề, hãy hạ mình xuống, hãy nhìn khía cạnh tươi vui, và đừng quên mặt hài hước của cuộc sống. 

 

tr. Thiên Chúa và Trần Thế, Hồng y Joesph Ratzinger - ĐGH Biển Đức XVI


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Bài 1: Hãy Lo Cho Được Hạnh Phúc Đời Đời I. Chúng ta có quá nhiều việc phải làm, quá nhiều điều phải lo. Nhưng chỉ có một việc hệ t...